Công ty luật Supergreen

Gọi ngay:

028 38953390 - 0903 642382 (Hot line)
Loading...

Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức 
-Geothe (Đức)-

Loading...
  • American
  • Viet Nam

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Từ ngày 1-7, tách hộ khẩu sau ly hôn có cần vợ, chồng cũ đồng ý không?

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2021, với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có quy định mới về việc tách hộ khẩu sau ly hôn.

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đồng thời, được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó; Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc các địa điểm bị cấm đăng ký thường trú mới theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.

Trong khi đó, theo quy định của Luật Cư trú hiện hành thì người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 25 và Khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2007 mà muốn tách hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Điều này đã dẫn đến trong thực tế sau khi ly hôn, không ít gia đình nhà chồng hoặc người chồng đã lợi dụng qui định này, không ký đồng ý cho tách hộ để cố tình gây khó dễ cho người vợ. Việc không tách được hộ khẩu đã gây hệ lụy cho không ít người vợ khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cần sử dụng đến sổ hộ khẩu.

Mặc dù, trong Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an đã qui định người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, việc này vẫn xảy ra, và cũng rất ít trường hợp bị xử lý.

Khắc phục bất cập này, Luật Cư trú 2020 đã qui định điều kiện để được tách hộ khẩu trong trường hợp sau ly hôn thuận lợi hơn, không cần người vợ hoặc chồng cũ là chủ hộ khẩu đồng ý, thì người vợ hoặc chồng vẫn có thể tách hộ khẩu riêng.

Cụ thể, từ ngày 1-7-2021, hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. Riêng trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Sau khi nộp hồ sơ tách hộ theo quy định đến cơ quan đăng ký cư trú, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Sau khi cha mẹ ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi đương nhiên được giao cho mẹ trực tiếp nuôi?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trường hợp cha mẹ có thỏa thuận về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận này. Ngoài ra, nếu con dưới 36 tháng tuổi nhưng người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con (điều kiện kinh tế, điều kiện sống, điều kiện nhân thân...) thì người cha có thể chứng minh để tòa án xem xét và quyết địnhbên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

 

Hỏi: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con?

Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ quy định: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Như vậy, sau khi ly hôn cha/mẹ không trực tiếp nuôi con không bị hạn chế về số lần, thời gian và không ai được cản trở. Nhưng đồng thời cha/mẹ không trực tiếp nuôi con không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp vi phạm, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Sau khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con sẽ chấm dứt khi con đã thành niên

Điều 110 Luật HN&GĐ quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con, hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, trong trường hợp con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ai có quyền yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Đáp: Khoản 1 Điều 84 Luật HN&GĐ quy định cha mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật này được quyền yêu cầu tòa quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Khoản 2, khoản 5 Điều 84 Luật HN&GĐ quy định trong trường hợp có căn cứ là người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, ngoài cha mẹ thì khi có căn cứ luật định, các chủ thể khác được liệt kê trên có quyền yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

 

 
  • Chia sẻ qua viber bài: HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Tin tức Liên quan

Menu tin tức

Loading...

Bài viết mới

Không có thông tin cho loại dữ liệu này