Công ty luật Supergreen

Gọi ngay:

028 38953390 - 0903 642382 (Hot line)
Loading...

Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức 
-Geothe (Đức)-

Loading...
  • American
  • Viet Nam
ĐẦU TƯ

ĐẦU TƯ

Vấn đề pháp lý cần có của dự án đầu tư

Để đầu tư vào dự án một cách có hiệu quả nhà đầu tư cần quan tâm đến các vấn đề pháp lý sau:

  • Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư;
  • Xác định thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư;
  • Lựa chọn hình thức đầu tư;
  • Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư;
  • Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn;
  • Quy mô dự án và hình thức đầu tư ;
  • Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, lao động…) 
  • Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở;
  • Lựa chọn các phương án xây dựng;
  • Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, rủi ro, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi;
  • Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế-xã hội của dự án;
  • Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục;
  • Đánh giá chi tiết, chính xác các nội dung của dự án đầu tư theo phương án đã chọn.

Những công việc pháp lý Luật sư thực hiện dự án đầu tư

  • Nghiên cứu và xem xét các hồ sơ do khách hàng cung cấp;
  • Tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết; 
  • Soạn thảo hợp đồng, đại diện khách hàng đàm phán;
  • Tư vấn sơ bộ về các điều kiện và thủ tục thực hiện, các vấn đề khác có liên quan;
  • Soạn các văn bản giải trình trong trường hợp cơ quan Nhà nước có yêu cầu trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp;
  • Lập hồ sơ xin đăng ký đầu tư và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Tư vấn thời gian chuẩn bị cần thiết để nhà đầu tư có thể hoàn thành xây dựng và chính thức đi vào sản xuất, kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục liên quan khác đến việc triển khai dự án cho công ty.

Trong quá trình giải quyết công việc mà phát sinh những vấn đề không thể lường trước thì có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý mới.

Thông tin tham khảo thêm

* Những vấn đề chung về đầu tư tại Việt Nam như: Chính sách đầu tư của Việt Nam, bảo hộ đầu tư, quốc hữu hoá tài sản của nhà đầu tư, việc giải thích pháp luật, khả năng đầu tư với tư cách cá nhân hoặc công ty. 

* Các loại hình kinh doanh như: cá nhân kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp, kinh doanh theo hợp đồng...; ưu điểm và nhược điểm của các loại hình kinh doanh; khả năng chuyển đổi của các loại hình kinh doanh. 

* Dự án đầu tư như: yêu cầu về dự án đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam; khả năng điều chỉnh, hoãn, giãn tiến độ dự án; khả năng chuyển nhượng dự án;

* Vốn và cấu trúc vấn như: Quy định về vốn đầu tư và vốn điều lệ, vốn vay và vốn chủ sở hữu; yêu cầu về vốn tối thiểu cần có cho hoạt động đầu tư; thời hạn góp vốn; khả năng điều chỉnh vốn; định giá tài sản góp vốn; trách nhiệm do không góp, chậm góp vốn; khả năng rút vốn hoặc chuyển lợi nhuận về nước.

* Người quản lý doanh nghiệp như: Việc bổ nhiệm và bãi miễn người quản lý doanh nghiệp; tiêu chuẩn người quản lý; điều kiện cư trú của người quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; quy định về thị thực và giấy phép lao động; trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 

* Thuế như: các loại thuế áp dụng cho hoạt động kinh doanh; quy định về ưu đãi thuế, hoàn thuế...; quy định về chuyển giá.

* Các vấn đề khác như sở hữu trí tuệ, lao động, đất đai...

* Tư cách của nhà đầu tư (nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức): Một số lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư là tổ chức hoặc yêu cầu chứng minh kinh nghiệm và năng lực tại nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam - mà các yêu cầu đó chỉ có nhà đầu tư là tổ chức mới đáp ứng được như yêu cầu về vốn pháp định tại nước ngoài, thời gian hoạt động tại nước ngoài... Đồng thời, yếu tố cá nhân hay tổ chức đầu tư cũng sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác như loại hình doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp sẽ được áp dụng, hồ sơ đăng ký dự án, yêu cầu về visa, giấy phép lao động... 

* Quốc tịch của nhà đầu tư: các thông tin quan trọng này sẽ xác định hoạt động đầu tư là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài. Từ đó, xác định khung khổ pháp lý mà nhà đầu tư cần phải tuân thủ khi đầu tư.

* Số lượng nhà đầu tư: yếu tố này quyết định loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư sẽ thành lập cũng như những tài liệu mà nhà đầu tư phải thoả thuận với đối tác hay phải chuẩn bị cho việc thực hiện dự án đầu tư sau này. 

* Ngành, nghề đầu tư: hiện nay, Luật Đầu tư 2014 chia các lĩnh vực (ngành, nghề kinh doanh đầu tư) thành 03 nhóm: 
- Nhóm 1, ngành, nghề cấm kinh doanh đầu tư: 06 ngành, nghề gồm:
+ Kinh doanh các chất ma tuý theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014;
+ Kinh doanh các loại hoá chất, khoáng vật quy định tại quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014;
+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buô bán quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014;
+ Kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. 
- Nhóm 2, ngành, nghề kinh doanh đầu tư có điều kiện (276 ngành, nghề theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 - đã được sửa đổi, bổ sung). Nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng khi muốn tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
- Nhóm 3, các ngành, nghề kinh doanh không thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Theo nguyên tắc, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật Đầu tư không cấm.

* Vốn đầu tư: thông tin về vốn đầu tư sẽ kéo theo nhiều vấn đề pháp lý khác nhau như nghĩa vụ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư trong quá trình xin chấp thuận đầu tư và triển khai đầu tư, cơ quan có thẩm quyền ban hành chu trương đầu tư - giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giới hạn trách nhiệm của nhà đầu tư trong các doanh nghiệp được sử dụng để triển khai dự án, ưu đãi đầu tư...

* Địa điểm đầu tư: nhìn chung địa điểm thực hiện dự án sẽ thuộc 01 trong 02 trường hợp sau đây: 
- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Việc xác định dự án sẽ được triển khai trong phạm vi nào sẽ là cơ sở để xác định thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoài ra, quá trình triển khai dự án trong từng khu vực khác nhau sẽ có những ưu điểm khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và triển khai dự án.

*Nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên khác: nhu cầu sử dụng đất đai, tài nguyên khác là một trong những tiêu chí để đánh giá, thẩm tra dự án đầu tư và quyết định những vấn đề pháp lý quan trọng khác như
- Trình tự đầu tư như dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hình thức sử dụng đất: giao đất. cho thuê đất...

*Nhu cầu sử dụng lao động

Những tư vấn pháp lý trong giai đoạn này rất quan trọng và mang tính định hướng, do vậy, cần được đưa ra môt cách đầy đủ và cẩn trọng. Tuỳ vào trường hợp đòi hỏi khách hàng cần đưa ra những thông tin nêu trên, tuy nhiên để quá trình tư vấn và thực hiện hồ sơ được nhanh chóng đòi hỏi khách hàng cung cấp càng nhiều thông tin càng thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện đầu tư.

Chi phí thuê luật sư

  • Phí cố định: Mức chi phí này sẽ được các bên thỏa thuận ngay từ đầu sau khi luật sư nghiên cứu hồ sơ, vụ việc cụ thể;
  • Phí kết quả: Phí này được các bên thỏa thuận dựa trên sự vụ đặc thù, chỉ thanh toán sau khi thực hiện có kết quả, các bên giao kết bằng phụ lục hợp đồng hay hợp đồng pháp lý độc lập;
  • Các loại thuế, phí mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật không bao gồm trong những khoản chi phí trên đây.

Các phương thức tư vấn

  • Tư vấn qua điện thoại: 028 38953390 - 0903642382 (24/7)
  • Tư vấn qua EMAIL: sglaw@globalsupergreen.com
  • Luật sư tư vấn nhanh chóng, hiệu quả qua Zalo, Viber, WhatsApp qua số 0903642382
  • Địa chỉ tư vấn trực tiếp tại Công ty: 416/1 Dương Quảng Hàm, P.5, Quận Gò Vấp, TP.HCM (Đối diện Tòa án Quận Gò Vấp).

 

Tags

 

Sản phẩm liên quan

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Loading...

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG MỚI

Không có thông tin cho loại dữ liệu này