Tư vấn các các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc:
– Tư vấn lập di chúc, tư vấn làm chứng di chúc để di chúc có hiệu lực
– Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế thế vị
– Tư vấn các quy định về hàng thừa kế, người được thừa kế di sản
– Tư vấn chia thừa kế theo quy định của pháp luật và theo di chúc
– Tư vấn từ chối nhận thừa kế, khai nhận di sản thừa kế
– Tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế bằng hoà giải, thương lượng
– Tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế bằng việc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền
– Tư vấn lập thoả thuận phân chia di sản, biên bản họp gia đình về việc chia thừa kế
– Tư vấn các quy định của pháp luật về việc trông giữ di sản thừa kế, thừa kế có điều kiện, thừa kế đất hương hoả
– Tư vấn chia di sản thừa kế trong các trường hợp khó: Có nhiều di chúc, di chúc chỉ quyết định 01 phần tài sản, di chúc bị hư hỏng, các trường hợp tranh chấp thừa kế kéo dài.
Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền LẬP DI CHÚC để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác. Di chúc của một người được thể hiện qua hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Để một di chúc có hiệu lực thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Trường hợp không có người làm chứng trong lúc lập di chúc, di chúc để lại phải tuân theo quy định về nội dung của di chúc tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản của từng người thì được THỎA THUẬN với nhau về việc phân chia di sản và yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần được công chứng vì là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản và làm căn cứ để giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này.
Lưu ý về hồ sơ yêu cầu công chứng:
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, thương lượng là cách giải quyết tranh chấp thừa kế tối ưu nhất giúp các bên có được thỏa thuận vừa đảm bảo quyền lợi của các bên vừa tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả.
Tranh chấp thừa kế mà hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, phân chia di sản có thể nhờ luật sư hoặc người thứ ba có hiểu biết pháp luậthòa giải. Hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp thừa kế. Hai bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải mà khởi kiện thẳng ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu giải quyết tranh chấp thừa kế được quy định như sau:
Đối với tranh chấp thừa kế, người thừa kế nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, Công ty Luật Supergreen hỗ trợ quý khách hàng các công việc sau:
Đội ngũ Luật sư Công ty Luật Supergreen có kiến thức pháp luật vững chắc, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng hành nghề đầy kinh nghiệm, am hiểu kiến thức thực tế và cách vận dụng các chính sách pháp luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, bản lĩnh tự tin và nhiệt huyết với nghề, tận tâm với khách hàng. Cùng với Luật sư Giám đốc điều hành Đỗ Nghề, các luật sư thành viên và luật sư cộng sự đã tham gia tư vấn và giải quyết thành công các tranh chấp trên mọi lĩnh vực bao gồm: đất đai, doanh nghiệp, hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình,…
Hỗ trợ kịp thời nhanh chóng
Bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổng đài tư vấn qua điện thoại; tư vấn qua mạng xã hội, thư điện tử, đội ngũ luật sư sẵn sàng kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi để giải đáp nhanh chóng, chính xác các thắc mắc của khách hàng. Đội ngũ luật sư và nhiều trợ lý luật sư giúp việc tiếp cận hồ sơ và triển khai thực hiện việc giải quyết được diễn ra nhanh hơn, đem lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng.
Địa chỉ:
Email:
Phone:
Đăng ký Email để nhận thông tin từ chúng tôi